I – T-54-1
1) Trưởng xe
+Kính tiềm vọng MK4S
![]() |
Nguồn ảnh : Tankograd |

Ảnh : Thiết kế kính quan sát Gundlach , MK4 . Ảnh A mô tả kính khi sử dụng ở góc nhìn thông thường , kính ngắm có thể xoay 360 độ. Để nhìn ra sau ,người sử dụng chỉ cần xoay kính ra phía sau và kéo xuống 1 thị kính đặc biệt, trong thị kính có 1 tấm gương giúp phản xạ hình ảnh từ thị kính chính , giúp người sử dụng không cần phải xoay toàn bộ cơ thể để nhìn ra sau. (Ảnh B)
MK4 có thể điều chỉnh để nâng 18 độ hoặc hạ -12 độ , cung cấp góc nhìn trục dọc 30 độ và góc nhìn theo phương ngang 360 độ .
Kính tiềm vọng MK4 không có khả năng phóng đại hình ảnh , bản MK4S cho chỉ huy T-54 không có giá xoay do được lắp trên tháp chỉ huy , vốn có khả năng xoay 360 độ.
Do kính không có khả năng phóng đại , việc xác định mục tiêu cũng khó khăn hơn . Theo những thống kê bên dưới , mắt trần có thể xác định mục tiêu cỡ xe tăng từ khoảng 1000-1500m và mục tiêu người từ khoảng 500m. ( khi hình ảnh rõ ràng, không khói bụi , sương mù )
Việc MK4S không có độ phóng đại cõ lẽ do T-54 chỉ vừa mới ra đời ngay sau thế chiến 2 , mà các trận đối đầu giữa xe tăng và xe tăng chỉ thường xảy ra ở khoảng cách dưới 1km.
![]() |
Nguồn:
‘’Forging The Thunderbolt’’ – 1976![]() |
![]() |
Nguồn ảnh :Tankograd |
Có thể thấy , trên tháp chỉ huy T-54 obr 1947 ngoài MK4S được lắp ở giữa thì chỉ huy còn có 2 lăng kính hỗ trợ , mỗi lăng kính có trường nhìn ngang 80 độ (không tính vòm chỉ huy có khả năng xoay 360 độ )
2) Xạ thủ
+Kính ngắm Tsh-20


Có thể thấy khe nhìn của kính ngắm nằm bên trái pháo , khe được lắp kính chắn nước , bùn và bụi nhằm ngăn chúng lọt vào trong xe nhưng không có khả năng chống đạn

Tsh20 được thiết kế vào năm 1945 Kính có trường nhìn 16 độ, phóng đại 4x , dựa trên bảng thống kê trong : ‘’Forging The Thunderbolt’’ , khả năng phát hiện mục tiêu cỡ người và mục tiêu cỡ xe tăng của Tsh-20 có thể là khoảng 800m-1000m và khoảng 2000m trong điều kiện hình ảnh rõ ràng .

Hãy để ý thanh đẩy lắp trên kính ngắm , thanh đẩy này được dùng để kết nối với pháo khi pháo nâng hạ nòng sẽ khiến thanh đẩy duy chuyển và điều chỉnh góc nâng hạ của lăng kính . Kính ngắm sẽ phụ thuộc vào pháo và có góc nâng hạ -5 độ và +18 độ , kính có trường nhìn mọi trục 16 độ do đó cung cấp cho xạ thủ góc nhìn từ -13 độ đến +26 độ .
Thiết kế vạch khắc trên Tsh-20 dựa trên kính ngắm Tsh-17 và được sử dụng đến tận kính ngắm trên xe tăng T-62 . Thiết kế này đặt thước ngắm lên trên so với ở đặt dưới như kính ngắm trên T-34 , giúp xạ thủ có thể nhìn mục tiêu trên mặt đất rõ ràng hơn. trên kính Tsh-20 Vạch khắc trên Tsh-20 gồm 4 thước ngắm, từ trái sang phải dành cho đạn nổ mạnh , đạn xuyên giáp , đạn nổ mạnh liều giảm và súng máy đồng trục . Trên thước ngắm có vạch đo thước ngắm , dưới thước ngắm là vạch bắn đón và vạch ngắm .
Trên vạch bắn đón , góc giữa các vạch chữ v ngược là 8 miliradian, vạch bắn đón có thể sử dụng để tính góc bắn đón hoặc ước tính khoảng cách với điều kiện biết được kích thước của mục tiêu .
Dưới tác động của trọng lực, đường đạn không hề phẳng mà nó sẽ rơi xuống ,để ngắm ở khoảng cách xa hơn thì cần phải nâng pháo lên góc cao hơn, việc tính góc nâng pháo được thực hiện chính xác bởi thước ngắm.
Khi chỉnh thước ngắm , ví dụ tăng khoảng cách ngắm ,toàn bộ vạch khắc sẽ trượt xuống dưới ngoại trừ vạch đo thước ngắm , điều này giúp xạ thủ biết được mình đang ngắm ở khoảng cách nào .Để dễ hiểu hơn , bạn có thể xem ảnh minh họa dưới đây

Việc vạch ngắm trượt xuống sẽ khiến xạ thủ ngắm lên phía trên nhằm giúp vạch ngắm và mục tiêu trùng với nhau , điều này giúp nòng pháo được nâng lên góc bắn chính xác.
Tsh-20 có 4 loại thước ngắm khác nhau dùng cho 4 loại khác nhau , xạ thủ sẽ cần xác định sẽ sử dụng loại đạn nào nhằm căn đúng thước ngắm , như đã nói ở trên họa tiết vạch khắc trên Tsh-20 có 4 thước ngắm dành cho 4 loại từ trái sang phải lần lượt là : đạn nổ mạnh ; đạn xuyên giáp ; đạn nổ mạnh liều giảm và súng máy đồng trục.
+Kính tiềm vọng MK4
Kính tương tự với MK4S của trưởng xe , được lắp trên nóc xe và nằm phía bên trái kính ngắm Tsh-20 , quanh kính được bọc thép 10mm , có thể xoay 360 độ tuy nhiên do ảnh hưởng của vòm chỉ huy và vòm thông khí , góc nhìn theo phương ngang chỉ khoảng từ hướng 8 giờ đến hướng 2 giờ, kính có thể nâng hạ +18 và -12 độ
![]() |
Ảnh : T-54 obr 1951 tại bảo tàng Parola, có thể thấy kính tiềm vọng MK4 nằm bên trái kính ngắm chính |
3) Nạp đạn viên
+Kính tiềm vọng MK4
Nạp đạn trên T-54 được trang bị kính tiềm vọng MK4 có giá xoay 360 độ và được đặt trong đai bọc thép tương tự kính MK4 của xạ thủ
![]() |
Ảnh : Vị trí nạp đạn cùng kính tiềm vọng MK4 |
4) Lái xe
+Kính tiềm vọng 54-36-317R![]() |
Nguồn : Mikhail Starodubov |
![]() |
T-54 của quân đội Phần Lan , để ý kính tiềm vọng của lái xe |
Lái xe trên các phiên bản đều sử dụng kính tiềm vọng 54-36-317R vào ban ngày , riêng bản 1947 và 1949 ban đầu chưa có khả năng chiến đấu trong đêm do đó chưa cần kính nhìn đêm cho lái xe .

Lái xe có tổng cộng 2 kính tiềm vọng, 1 kính bên trái hướng ra phía trước và 1 kính hơi hướng sang phải . Kính cung cấp trường nhìn rộng , lên tới 73 độ khi kết hợp di chuyển đầu,thay đổi góc nhìn , trường nhìn tổng cộng của 2 kính là 83 độ
![]() |
Nguồn Ảnh : Otvaga2004.ru |
Kính sử dụng lăng kính để phản xạ hình ảnh thay vì gương phản chiếu nhằm bảo vệ mắt của lái xe khi đạn bắn trúng kính ngắm, mảnh đạn sẽ không nảy vào mắt do đã bị chặn bởi 2 khối lăng kính lớn.
Kính tiềm vọng bên trái có thể tháo ra nhằm lắp kính nhìn đêm chỉ bằng thao tác tháo đai ốc và kéo tháo kính xuống .
II – T-54-2
1) Trưởng xe


Kính tiềm vọng TPK-1 được thiết kế từ cuối Thế Chiến 2 và được trang bị cho T-54 các phiên bản từ obr.1949 tới T-54A . TPK-1 cung cấp cho trưởng xe hình ảnh phóng đại 5x khi sử dụng thị kính và hình ảnh thông thường khi nhìn bằng cách xoay tấm gương đặt trong kính , hình ảnh 1x sẽ hiển thị trên ô hình chữ nhật nằm bên trên thị kính . Với TPK-1 , trưởng xe có thể dễ dàng phát hiện mục tiêu cỡ xe tăng ở khoảng cách 3000m và sửa đường ngắm cho xạ thủ tốt hơn so với MK4S
Nguồn : Kotsch.org |

Thước đo xa được thiết kế cho mục tiêu có chiều cao khoảng 2,7m ,tuy nhiên với người có kinh nghiệm thì các mục tiêu có chiều cao lệch xa so với 2,7m cũng có thể sử dụng được . Nhược điểm của phương pháp này là chỉ có thể sử dụng cho phương tiện , và nếu đối phương không lộ hết chiều cao ( chôn thân xuống đất hoặc bụi cây che phần dưới ) thì sẽ không sử dụng được.
TPK-1 có trường nhìn 17,5 độ ở 1x và 7,5 độ ở 5x
Kính sử dụng cùng mấu treo với MK4S do đó có thể dễ dàng thay đổi giữa 2 loại , ảnh dưới mô tả tháp chỉ huy cùng kính TPK-1 cũng như 2 thị kính xung quanh của T-54 Obr. 1949

TPK-1 ngoài ra cũng là 1 trong những thành phần của hệ thống chỉ thị mục tiêu (cùng với tháp chỉ huy , động cơ tháp pháo ) được xem như là hệ thống Hunter-Killer đầu tiên trên thế giới. Trên tay cầm của kính TPK-1 có 1 nút bấm , khi trưởng xe ấn nút này , tháp pháo sẽ tự động xoay theo hướng nhìn của vòm chỉ huy
2) Xạ thủ
+Kính ngắm Tsh2-22

Dòng Tsh2 được thiết kế để thay thế Tsh-20 và đưa vào biên chế (chính thức ) vào năm 1950 , bắt đầu trang bị cho T-54 obr 1949 và xe tăng hạng nặng IS-3 .Kính có 2 chế độ phóng đại 3,5x và 7x. Phiên bản dành cho pháo D-10T cùng súng máy đồng trục là Tsh2A-22 và Tsh2B-22 , T-54 obr. 1949 và T-54 obr. 1951 sử dụng bản Tsh2A-22.
Với kính ngắm Tsh2-22 cùng kính tiềm vọng MK4 , xạ thủ giờ đây có thể sử dụng góc nhìn toàn cảnh (1x) phóng đại (3,5x) và phóng đại mạnh ( 7x)
![]() |
Góc nhìn qua thị kính Tsh2A-22 |
Nguồn ảnh : Tankograd
*Trưởng xe
Trưởng xe trên T-54 vẫn sử dụng kính tiềm vọng TPK-1 tuy nhiên với sự thay đổi tháp chỉ huy giúp tăng khả năng đề phòng trước tình huống xung quanh , với thiết kế mới tháp chỉ huy ngoài TPK-1 còn có thêm 5 kính tiềm vọng (các phiên bản trước sử dụng lăng kính) khác đặt quanh tháp pháo
Kính có họa tiết vạch khắc điển hình của dòng Tsh , thước ngắm của Tsh-2A022 được đặt sát nhau hơn so với trên Tsh-20 nhằm đảm bảo xạ thủ có thể nhìn thấy thước ngắm ở cả 2 chế độ 3,5x và 7x.Từ trái sang phải : Đạn nổ mạnh , Đạn xuyên giáp , Đạn nổ mạnh liều giảm , Súng máy đồng trục.Phương pháp sử dụng là như nhau với dòng Tsh . Xạ thủ T-54 obr. 1951 cũng sử dụng Tsh2A-22 do đó phần sau sẽ không miêu tả chi tiết
III - T-54-3*Trưởng xe
+Kính tiềm vọng TPK-1
Trưởng xe trên T-54 vẫn sử dụng kính tiềm vọng TPK-1 tuy nhiên với sự thay đổi tháp chỉ huy giúp tăng khả năng đề phòng trước tình huống xung quanh , với thiết kế mới tháp chỉ huy ngoài TPK-1 còn có thêm 5 kính tiềm vọng (các phiên bản trước sử dụng lăng kính) khác đặt quanh tháp pháo
Tháp chỉ huy giờ đây có hình dáng phồng lên giúp chỉ huy có thêm không gian . Điểm yếu của tháp chỉ huy loại này là sẽ không thể mở nắp ra vào nếu kính tiềm vọng phía sau được lắp đặt , như ảnh phía trên phần dưới của kính tiềm vòng sẽ mắc vào thành tháp khiến nắp không thể mở ra mà kính chỉ có thể tháo ra từ bên trong .Do đó việc vào xe từ bên ngoài khi kính được lắp là điều không thể, ngoài ra trong tình huống khẩn cấp , thao tác tháo kính cũng tốn nhiều thời gian hơn . Ở các thiết kế tháp chỉ huy sau này , kính tiềm vọng phía sau sẽ được loại bỏ.
1) Trưởng xe
+Kính tiềm vọng TPK-1
Tháp chỉ huy trên T-54A giờ đây đã thay đổi và chỉ còn 4 kính tiềm vọng .
![]() |
Nguồn :Tankograd |
T-54A được ra mắt cùng với các hệ thống nhìn đêm , mấu treo TPK-1 trên tháp chỉ huy có thể sử dụng để lắp thiết bị nhìn đêm .
2) Xạ thủ
+Kính ngắm Tsh2B-22
Kính tương tự với Tsh2A-22 , tuy nhiên kính có khả năng tích hợp với hệ thống ổn định pháo trục dọc STP-1 mới trên T-54 .Họa tiết vạch khắc mới với thước đo xa giúp xạ thủ có thể đo xa mà không cần phụ thuộc vào chỉ huy, điều này giúp chỉ huy có thể tiếp tục tìm kiếm mục tiêu thay vì đo xa cho xạ thủ .Tuy nhiên trong một số trường hợp khẩn cấp nhằm tăng tốc độ ngắm thì trưởng xe vẫn có thể hỗ trợ đo xa cho xạ thủ .3) Lái xe
+Kính tiềm vọng 54-36-317R
+Kính tiềm vọng đêm TVN-1
Lái xe trên T-54A được trang bị kính nhìn đêm giúp tăng khả năng lái xe trong đêm tốt hơn , hạn chế được ánh sáng phát ra và đảm bảo tính bí mật khi di chuyển . Để sử dụng kính nhìn đêm , lái xe sẽ tháo kính 54-36-317R và lắp TVN-1 vào , đèn hồng ngoại FG-10 cũng được lắp trên thân xe.
Đèn hồng ngoại FG-10 tiêu thụ 40W , sử dụng dòng điện 26V , khi hoạt động ở chế độ chiếu sáng cho ra ánh sáng 20 nến

T-54 của quân đội Phần Lan , để ý đèn hồng ngoại cho lái xe
![]() |
T-54 của quân đội Phần Lan , để ý đèn hồng ngoại cho lái xe |
Kính hoạt động ở chế độ hồng ngoại chủ động, tiêu thụ điện 12-14W và hoạt động ở hiệu điện thế 17 -20kV, cung cấp tầm nhìn tối đa 40m cho lái xe .
V - T-54B
1) Trưởng xe
+Kính tiềm vọng TPKUB
Trên các xe T-54B sản xuất loạt đầu tiên , trưởng xe được trang bị kính tiềm vọng TPKUB lắp trên tháp chỉ huy lấy từ T-54A .
![]() |
Nguồn:https://all-wartechnique.ru/ |
Kính tiềm vọng TPKUB giờ đây không còn cung cấp cho trưởng xe góc nhìn toàn cảnh 1x như trên TPK-1 mà chỉ còn 5x và cung cấp cho chỉ huy trường nhìn 7,5 độ .Trên tay cầm trái là nút xoay tháp pháo thuộc hệ thống chỉ thị mục tiêu tương tự TPK-1 . Về sau thì các xe tăng T-54B mới được trang bị TPK2UB cũng như nâng cấp trên các xe cũ . Kính không có nhiều khác biệt so với TPKUB
Ảnh:TPKU2B
Nguồn Avito.ru



+Kính tiềm vọng đêm TKN-1


![]() |
Đèn hồng ngoại OU-3 |
TKN-1 tiêu thụ 20W điện và được cung cấp nguồn điện bởi bộ BT-2-26 . Dòng điện 26V sẽ được BT-2-26 biến thế thành dòng điện 17kV cung cấp cho kính . Ngoài ra chỉ huy T-54A còn được cung cấp đèn hồng ngoại OU-3 với công suất 100W , đèn có thể sử dụng để chiếu sáng cường độ ánh sáng 250 cây nến hoặc chiếu tia hồng ngoại ( bằng tấm lọc hồng ngoại)TKN-1 có khả năng hoạt động ở 2 chế độ khác nhau : tăng cường ánh sáng thụ động và hồng ngoại chủ động . Ở chế độ thụ động , nguồn chiếu sáng là ánh sao hoặc ánh trăng và ánh sáng trên chiến trường , ánh sáng đi qua kính sẽ được tăng cường để có thể nhìn được , tầm nhìn tối đa có thể đạt 250m . Ở chế độ chủ động , nguồn chiếu sáng là đèn hồng ngoại OU-3 , sử dụng bộ lọc hồng ngoại đèn chỉ chiếu bằng tia hồng ngoại , tầm nhìn tối đa từ 250m -300m . Mục tiêu cỡ xe tăng có thể được phát hiện từ khoảng cách tầm nhìn tối đa.Do kính có tầm nhìn khoảng 250m , kính chỉ có độ phóng đại duy nhất 2,75x và trường nhìn hẹp 10 độ
Ảnh: TKN-1 ở chế độ hồng ngoại chủ động
Nguồn : kmshik


Nguồn : kmshik


Ảnh : Đèn OU-3 ở chế độ phát tia hồng ngoại, kmshik

Trục chiếu dọc của đèn được kết nối với kính do đó hướng rọi đèn cũng là hướng nhìn của TKN-1
![]() |
Nguồn : Tankograd |
TKN-1 cũng tương thích với hệ thống chỉ thị mục tiêu và tương tự với TPK-1 nút bấm trên tay cầm trái sẽ khiến tháp pháo xoay về hướng tháp chỉ huy còn nút bấm tay cầm phải điều khiển đèn hồng ngoại OU-3
2) Xạ thủ
+Kính ngắm Tsh2B-32
![]() |
Nguồn : Tankograd |
Vạch khắc trên Tsh2B-32 khác với loại trước ở thước ngắm . Thước ngắm dành cho HE liều giảm đã được loại bỏ và thay vào đó là HEAT (BK)
Từ trái sang phải : HE > APHE > HEAT > 7,62
Từ trái sang phải : HE > APHE > HEAT > 7,62
+Kính ngắm đêm TPN-1 -22-11
Nguồn ảnh: Tankograd


Có thể thấy , kính tiềm vọng MK4 đã được thay thế bằng kính tiềm vọng đêm TPN-1-22-11 (bên trái) . Khi chiến đấu vào ban đêm , tấm che sáng bảo vệ sẽ được tháo ra .

.Kính hoạt động với bộ BT-3-26 , sử dụng dòng điện 26V và cho ra dòng điện 16 - 18 kV cung cấp cho kính. Kính có độ phóng đại 5,5x và trường nhìn rất hẹp , chỉ 6 độ Ở chế độ tăng cường ánh sáng thụ động , kính cung cấp tầm nhìn tối đa 250 -400m Ở chế độ hồng ngoại chủ động , kính cung cấp tầm nhìn đối đa 750-800m sử dụng đèn hồng ngoại L-2G Vạch khắc trên TPN-1-22-11 cũng rất đơn giản , như trong ảnh (vạch trắng) chú thích như dòng chữ màu đỏ . Với đạn xuyên giáp , đỉnh của vạch trên cùng sẽ là 300m và tương tự như trong ảnh . Vạch khắc được chiếu sáng bằng 1 bóng đèn nhỏ trong kính ngắm , xạ thủ có thể bật tắt bóng đèn nhằm chọn màu vạch khắc (trắng - đen) Việc thiết kế đơn giản như vậy nhằm giúp tầm nhìn không bị che chắn đồng thời giúp xạ thủ dễ nhớ đường ngắm hơn (do không có thước ngắm)

Ảnh :T-55A tại bảo tàng Kubinka , tương tự với T-54A góc nâng của đèn đồng bộ với góc nâng súng thông qua 1 cái que .

Nguồn :Приборы стрельбы и наблюдения Часть 3.
Các hệ thống các kính ngắm này đêm hoàn toàn có thể trang bị cho các xe T-54 đời cũ hơn
3) Lái xe
+Kính tiềm vọng 54-36-317R
+Kính tiềm vọng đêm TVN-2
![]() |
TVN-2 trên T-62 |
Kính TVN-2 có trường nhìn 30 độ , sử dụng nguồn điện 16-18kV được cung cấp bởi bộ BT-6-26 sử dụng dòng điện 26V . Kính hoạt động ở chế độ hồng ngoại chủ động sử dụng đèn hồng ngoại FG-10 , cung cấp cho lái xe tầm nhìn tối đa 60m . Kính có 2 ống kính cho 2 hình ảnh cung cấp cho phép lái xe góc nhìn lập thể (cảm nhận chiều sâu) giúp xác định khoảng cách đến vật thể tốt hơn.
VI - T-55
Tương tự T-54B
VII - T-55A
Khi chỉnh thước ngắm thì chỉ có vạch ngắm trượt xuống , còn đĩa khắc thước ngắm sẽ xoay theo chiều ngang . Thước ngắm cho các loại đạn từ trên xuống dưới : Súng máy đồng trục ; Đạn nổ mạnh ; Đạn xuyên lõm ; Đạn xuyên giáp ; Đạn xuyên dưới cỡ.
Nằm ngay dưới đĩa thước ngắm là vạch ngắm máy đo xa laser KDT-1 , dưới cùng là màn hình hiển thị khoảng cách của máy đo xa trong đó hàng trên hiển thị khoảng cách đơn vị chục mét còn hàng dưới hiển thị số mục tiêu đo xa được , sẽ có bài giải thích nằm ở bên dưới
Bên góc phải gồm thước đo xa thủ công , đèn báo sẵn sàng bắn (xanh) và đèn báo thuộc hệ thống tính lượng bắn đón (đỏ).
Đèn báo sẵn sàng bắn sẽ hiển thị khi người nạp đạn hoàn tất quá trình nạp và ấn nút trên hệ thống ổn định pháo . Lúc này kính ngắm sẽ trở lại trạng thái phụ thuộc vào pháo.
Máy đo xa KDT-1 chỉ hỗ trợ trong việc tìm khoảng cách , xạ thủ phải tự chỉnh thước ngắm và ngắm bắn thủ công .
Ngoài ra TShS-32PV còn giúp xạ thủ trong việc tính lượng bắn đón .
Xạ thủ sẽ chọn loại đạn được sử dụng ( trừ súng máy đồng trục ) , bộ đếm sẽ sử dụng dữ liệu loại đạn và khoảng cách nhằm giúp xạ thủ tính lượng bắn đón . Để sử dụng bộ đếm , xạ thủ sau khi đo khoảng cách và chỉnh thước ngắm , anh ta sẽ đưa mục tiêu vào vạch ngắm sau đó ấn nút ''đếm'' , trong quá trình đếm xạ thủ sẽ không đưa tâm ngắm theo mục tiêu mà để mục tiêu trượt dọc thước đo góc bắn đón , ngay khoảng khắc đèn báo đỏ hiện lên , xạ thủ sẽ ghi nhớ góc bắn đón đo được và sử dụng chúng để ngắm trước mục tiêu( ảnh minh họa dưới)
Các xe tăng này về sau được nâng cấp thêm với hệ thống kiểm soát hỏa lực Volna giúp hỗ trợ xạ thủ ngắm tốt hơn+Kính ngắm đêm TPN-1-22-11
*Xạ thủ
+Kính ngắm tiềm vọng đêm TPN-1-22-11
+Kính ngắm Tsh2B-32P
![]() |
Nguồn : Tankograd |
Tsh2B-32P bắt đầu được trang bị trên các xe tăng T-54B , T-55 và T-55A từ năm 1965 , kính được thiết kế để có thể bắn đạn dưới cỡ mới (thước ngắm phải ngoài cùng ) . Tsh2B-32 có thể dễ dàng nâng cấp lên 32P chỉ với việc đổi tấm kính chứa vạch khắc trong kính ngắm.
VIII - T-55M ( 1974 ) ; T-54M ( 1977 )
*Xạ thủ
+Kính ngắm TShS-32PV
Các xe tăng T-54M được nâng cấp thêm vào năm 1977 được trang bị máy đo xa KDT-1 và Kính ngắm TShS-32PV

Việc trang bị máy đo xa laser KDT-1 giúp hỗ trợ xạ thủ trong việc đo khoảng cách chính xác và nhanh hơn rất nhiều so với thước đo xa
TShS-32PV được trang bị máy hệ thống ổn định độc lập , kính ngắm vẫn phụ thuộc vào pháo tuy nhiên sau mỗi phát bắn , pháo sẽ nâng lên và góc nhìn của kính sẽ không thay đổi nhờ vào hệ thống ổn định giúp xạ thủ có thể tìm kiếm mục tiêu trong quá trình nạp đạn
Thước ngắm trên TShS-32PV cũng có sự thay đổi khi được đặt gọn trong 1 chiếc đĩa giúp tầm nhìn của xạ thủ ít bị che khuất hơn
![]() |
Nguồn : Tankograd |
Nằm ngay dưới đĩa thước ngắm là vạch ngắm máy đo xa laser KDT-1 , dưới cùng là màn hình hiển thị khoảng cách của máy đo xa trong đó hàng trên hiển thị khoảng cách đơn vị chục mét còn hàng dưới hiển thị số mục tiêu đo xa được , sẽ có bài giải thích nằm ở bên dưới
Bên góc phải gồm thước đo xa thủ công , đèn báo sẵn sàng bắn (xanh) và đèn báo thuộc hệ thống tính lượng bắn đón (đỏ).
Đèn báo sẵn sàng bắn sẽ hiển thị khi người nạp đạn hoàn tất quá trình nạp và ấn nút trên hệ thống ổn định pháo . Lúc này kính ngắm sẽ trở lại trạng thái phụ thuộc vào pháo.
Máy đo xa KDT-1 chỉ hỗ trợ trong việc tìm khoảng cách , xạ thủ phải tự chỉnh thước ngắm và ngắm bắn thủ công .
Ngoài ra TShS-32PV còn giúp xạ thủ trong việc tính lượng bắn đón .
Xạ thủ sẽ chọn loại đạn được sử dụng ( trừ súng máy đồng trục ) , bộ đếm sẽ sử dụng dữ liệu loại đạn và khoảng cách nhằm giúp xạ thủ tính lượng bắn đón . Để sử dụng bộ đếm , xạ thủ sau khi đo khoảng cách và chỉnh thước ngắm , anh ta sẽ đưa mục tiêu vào vạch ngắm sau đó ấn nút ''đếm'' , trong quá trình đếm xạ thủ sẽ không đưa tâm ngắm theo mục tiêu mà để mục tiêu trượt dọc thước đo góc bắn đón , ngay khoảng khắc đèn báo đỏ hiện lên , xạ thủ sẽ ghi nhớ góc bắn đón đo được và sử dụng chúng để ngắm trước mục tiêu( ảnh minh họa dưới)
Các xe tăng này về sau được nâng cấp thêm với hệ thống kiểm soát hỏa lực Volna giúp hỗ trợ xạ thủ ngắm tốt hơn+Kính ngắm đêm TPN-1-22-11
IX - T-55M/AM.
1)Trưởng xe
+ Kính tiềm vọng TPKU2B
+Kính tiềm vọng đêm TKN-1SM
2)Xạ thủ
+Kính ngắm TShSM-32PV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét